Trong quá trình làm quảng cáo Facebook, tôi cá là không ít người sẽ lúng túng khi đụng phải mớ thuật ngữ quảng cáo Facebook đặc biệt là các Newbie (Người mới vào nghề). Quá trình làm việc cũng sẽ không tránh khỏi việc sử dụng các thuật ngữ quảng cáo.
Vậy với vai trò là một người làm quảng cáo ít nhất chúng ta cũng phải biết được các thuật ngữ quảng cáo Facebook mang ý nghĩa gì trước khi nói đến chuyện tối ưu nó.
Ở phạm vi hiểu biết, Hội An Connect xin chia sẻ một số thuật ngữ quảng cáo Facebook để các bạn lưu ý trong quá trình triển khai Facebook Ads.
Nếu trong quá trình tìm hiểu, bạn còn thắc mắc về thuật ngữ nào cần mình giải thích, bạn cứ tự do bình luận cuối bài, mình sẽ bổ sung thêm vào bài viết giúp cho bạn.
1. Múi giờ là gì ?
Tức là tài khoản quảng cáo có chu kì chạy trong 24 giờ đồng hồ theo múi giờ quảng cáo của bạn.
Nếu múi giờ quảng cáo của bạn là (GMT +7:00) Asia/Ho Chi Minh, thì quảng cáo của bạn sẽ bắt đầu ngày mới vào lúc 0h00. Nếu bạn nào kiếm tiền ở thị trường Việt Nam thì múi giờ này hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, khi bạn kiếm tiền với thị trường nước ngoài, đặc biệt là bán áo thun, múi giờ GMT +7:00 sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quảng cáo của bạn. Ở khoảng thời gian khách hàng tương tác tốt thì quảng cáo của bạn lại sắp hết tiền để chạy.
Nếu bạn kiếm tiền ở thị trường nào thì tốt nhất nên để trùng múi giờ tài khoản quảng cáo với thị trường đó.
2. Tiếp cận (Reach) là gì ?
Đây là chỉ số phổ biến nhất mà hầu hết ai chạy quảng cáo trên Facebook đều phải biết. Chỉ số này cho bạn biết quảng cáo của bạn đã hiển thị đến bao nhiêu lượt khách hàng.
Nói dễ hiểu, khi khách hàng bắt gặp quảng cáo của bạn trên news feed của họ, cứ nhìn thấy là tính lượt reach. Vì vậy để có chỉ số reach cao, bạn phải có múi giờ phù hợp để quảng cáo tối ưu đến khách hàng.
3. Ngân sách (Budget)
Ngân sách là số tiền bạn sẽ chi ra cho chiến dịch quảng cáo của mình. Bạn cần hiểu rõ một vấn đề, Facebook chỉ tính tiền khi quảng cáo của bạn có được những kết quả như bạn mong muốn.
Nếu bạn chi 5 USD để Facebook tối ưu lượt tương tác, thì khi nào có tương tác thì Facebook mới tính phí của bạn. Bạn có thể ngừng quảng cáo bất kì khi nào bạn muốn, dù nó chỉ mới tiêu hết 1 USD.
Facebook cung cấp cho bạn 2 cách tính ngân sách chính:
Ngân sách mỗi ngày (Daily Budget)
Đây là khoản tiền bạn muốn chi tiêu dành cho quảng cáo trong 1 ngày. Ví dụ: Nếu bạn chọn ngân sách mỗi ngày là 5 USD, Facebook sẽ tự tính toán và dùng hết 5 USD đó trong 24 giờ. Tiếp tục như thế cho các ngày tiếp theo, nêu bạn vẫn tiếp tục quảng cáo.
Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget)
Tùy theo chiến lược quảng cáo mà bạn chọn cách tính ngân sách phù hợp cho mình. Nói dễ hiểu, bạn sẽ dàn trải ngân sách trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, bạn thiết lập chi tiêu là 5 USD trong vòng 7 ngày, thì Facebook sẽ tự động tính toán chi tiêu sao cho vừa đủ 5 USD trong 7 ngày đó.
4. Cắn tiền (Spent) – Trừ tiền
Bạn thường nghe Facebook cắn tiền nhưng không hiểu nó là gì? Cắn tiền là cách nói khi Facebook tiêu tiền của bạn. Quảng cáo sau khi được phê duyệt mới bắt đầu cắn tiền. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ gặp hiện tượng Facebook đã duyệt nhưng không cắn tiền.
5. Cost (Chi phí)
Đây là chi phí cho mỗi kết quả Facebook mang đến cho bạn như lượt tương tác đến bài viết, nhấp vào trang web,…tùy vào hình thức quảng cáo mà bạn đã chọn từ đầu.
Khi quảng cáo của bạn có được nhiều kết quả, ví dụ như nhiều người tương tác với bài viết của bạn, Facebook sẽ giảm chi phí quảng cáo cho bạn.
Mạng xã hội này luôn ưu tiên đến trải nghiệm người dùng, nếu quảng cáo của bạn thu hút nhiều sự quan tâm, Facebook sẽ tối ưu chi phí, thậm chí ưu tiên hiển thị quảng cáo của bạn so với các đối thủ khác.
Nói dễ hiểu, càng nhiều sự quan tâm đến bài viết của bạn, chi phí càng giảm.
Vì vậy, bạn phải luôn tìm cách để bài viết mình thật hấp dẫn người xem về mặt hình thức lẫn nội dung. Chưa hết, để quản lý chi phí tốt, bạn phải biết đến kỹ thuật A/B Testing khi quảng cáo với Facebook.
6. CPM (Cost per 1,000 impression)
CPM là chi phí cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên News Feed, hoặc cột bên phải đều tính là lượt hiển thị.
CPM cũng có thể hiểu là mức độ cạnh tranh quảng cáo của tệp khách hàng đó. Ví dụ, nếu bạn có một tệp khách hàng sở thích chó Pitbull, tệp khách hàng này có quá nhiều người chạy quảng cáo đến nó sẽ làm CPM bị đẩy lên cao.
CPM càng cao, bạn cần phải tốn nhiều tiền hơn để quảng cáo của bạn có cơ hội hiển thị đến khách hàng.
7. CPC (Cost Per Click)
CPC là viết tắt của Chi phí cho mỗi nhấp vào liên kết. Với phương pháp này, bạn sẽ phải trả mỗi khi ai đó nhấp vào liên kết của bạn dẫn họ đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Nếu bạn đang tối ưu hóa cho các nhấp chuột liên kết, Facebook sẽ tối ưu hóa để tìm thấy những người có khả năng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn theo cách mà hầu hết.
CPC có thể là một lựa chọn tốt nếu mục tiêu của bạn là để gửi cho mọi người đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Với CPC, bạn có thể đặt giá thầu thủ công. Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn sẵn sàng trả cho mỗi nhấp vào liên kết. Ví dụ, nếu bạn đặt giá thầu của bạn đến $1, bạn sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn $1 đô la cho mỗi liên kết nhấp chuột.
Trong một số trường hợp, bạn có thể chi tiêu ít hơn giá thầu của bạn. Để chọn CPC hay đặt giá thầu sử dụng, nhấp vào Show Advanced Options trong phần Ngân sách & Biểu tạo quảng cáo.
8. Chạy bùng quảng cáo là gì?
Nói dễ hiểu, đây là bạn chạy quảng cáo Facebook nhưng không trả tiền cho Facebook. Bạn sẽ đặt câu hỏi “Tại sao có thể chạy mà không trả tiền?”
Bạn để ý sẽ thấy, Facebook cho bạn chạy quảng cáo trước, rồi trả tiền sau. Và chỉ có tài khoản Business mới có được điều này. Đối với tài khoản Facebook cá nhân thì Facebook buộc bạn nạp tiền trước rồi mới chạy ads sau.
Một vài cá nhân đã lợi dụng điểm này để trục lợi. Họ sẽ mua thẻ visa ảo (cũng có thể là visa thật) để chạy quảng cáo. Facebook sẽ thanh toán theo ngưỡng tăng dần là 25$ – 50$…
Sau khi họ đã thanh toán ngưỡng 25$ thì tài khoản họ sẽ được cho nợ lên 50$. Và lúc này, muốn bùng thì họ sẽ cho chạy quảng cáo lên 50$ và quỵt tiền, không thanh toán cho Facebook.
Trong năm 2016, Facebook đã khoá hầu hết các tài khoản Việt Nam thêm Paypal để thanh toán, vì “dân bùng” thường dùng Paypal để quỵt nợ. Đây là lí do vì sao nhiều newbie thường bị Facebook gắn cờ khi thêm Paypal vào phương thức thanh toán.
9. Target là gì ?
Đây là thuật ngữ nói đến việc nhắm đối tượng mục tiêu. Target trong tiếng Anh có nghĩa là mục tiêu, đích đến đó bạn. Target bạn sẽ hay nghe “dân trong nghề” nói đến rất nhiều vì nó cũng là 1 yếu tố giúp quảng cáo Facebook thành công.
Ví dụ một người nói “Target đến những người thích mèo”, tức là bạn phải hiểu “Nhắm đối tượng mục tiêu, tìm sở thích hành vi của những người thích mèo”
10. Tài khoản quảng cáo Facebook bị gắn cờ là gì?
Trong quá trình tìm hiểu và tập chạy quảng cáo Facebook, bạn sẽ gặp phải trường hợp tài khoản quảng cáo Facebook bị gắn cờ, bị khoá. Đây là chuyện hoàn toàn bình thường khi quảng cáo Facebook.
Tài khoản quảng cáo bị khoá tức là bạn không thể chạy quảng cáo với tài khoản này. Không còn việc gì khác ngoài ngồi nhìn nó thôi. Yên tâm, khi Facebook khoá tài khoản quảng cáo của bạn, họ luôn để lại lí do dẫn đến tài khoản bị gắn cờ.
Đối với người mới khi chưa có kinh nghiệm thì sẽ vô cùng khó khăn khi tài khoản quảng cáo Facebook bị khoá. Nếu gặp trường hợp này, đừng quên đọc ngay bài bên dưới.
11. Click Through Rate (CTR) là gì?
Hay còn gọi là Tỉ lệ nhấp chuột vào liên kết khi quảng cáo trên Facebook. Cách tính tỉ lệ nhấp chuột như sau: Số lần nhấp chuột / Số lần hiển thị quảng cáo.
Ví dụ: Số lần hiển thị của bạn là 1000, số lần nhấp chuột là 100. Ta lấy 100/1000 = 0.1 (lấy số này nhân với phần trăm). Kết quả cuối cùng CTR = 10%. Có rất nhiều yếu tố ảnh hướng đến chỉ số CTR của quảng cáo như: tiêu đề phải hấp dẫn, hình ảnh phải bắt mắt,…
12. Campaign (Chiến dịch) là gì?
Campaign (chiến dịch) là một thao tác bạn bắt đầu chạy quảng cáo trên Facebook để tiếp cận khách hàng. Mọi người thường nói ” lên camp ” có nghĩa là lên chiến dịch, lên quảng cáo để chạy. Trong một campaign bao gồm nhiều Ads Set khác nhau.
13. Frequency (Tần suất) là gì ?
Tần suất là số lần lặp lại quảng cáo của bạn đến với khách hàng. Ví dụ, khi bạn nhìn vào chỉ số Frequency (Tần suất) trong báo cáo chỉ số, nếu nó là 2 thì quảng cáo của bạn đã lặp lại khách hàng 2 lần. Có những khi sẽ là 2.1 hay 2.2 thì nó vẫn là 2 lần chứ chưa xuất hiện lần thứ 3.
14. PPE là gì ?
PPE là viết tắt của Page Post Enagement, hay dân trong nghề còn gọi là chạy quảng cáo tăng tương tác. PPE là hình thức chạy quảng cáo trên Facebook nhằm tối ưu lượng tương tác với bài viết.
Tối ưu tương tác có nghĩa là sẽ tối ưu lượng like, share, comment cho bài viết mà bạn quảng cáo.
Facebook sẽ nhắm tới những người dùng thường có thói quen tương tác trên Facebook, quảng cáo sẽ giúp bạn tiếp cận sản phẩm đến những người này, kết hợp với những hành vi sở thích khác.
Đây có thể nói là cách chạy quảng cáo phổ biến và đơn giản nhất, hầu như ai cũng từng chạy qua hình thức PPE này.
15. Tệp khách hàng là gì ?
– Tệp khách hàng là cụm từ nói đến 1 nhóm khách hàng có hành vi cụ thể, sở thích cụ thể nào đó.
– Tệp khách hàng yêu thích mỹ phẩm Hàn Quốc: gồm những người yêu thích mỹ phẩm Hàn Quốc
– Tệp khách hàng thích điện thoại Iphone: gồm những người đang sử dụng Iphone.
– Tệp khách hàng đóng vai trò như 1 đích đến, bạn phải cầm súng bắn (target) trúng điểm đích (tệp khách hàng).
– Tệp khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi chạy quảng cáo trên Facebook, khi bạn sở hữu một tệp khách hàng chất lượng, thì vấn đề chạy quảng cáo đã được giải quyết 80%.
16. Test là gì ?
Trong quảng cáo Facebook, không ai có thể chắc chắn 1 kết quả nào hết. Vì vậy, bạn luôn phải kiểm tra (Test) quảng cáo để có kết quả cụ thể theo từng trường hợp.
Bạn có thể test nhiều yếu tố trong quảng cáo như nội dung, hình ảnh, target, ngân sách,…để tìm ra sự khác nhau giữa các chiến dịch với nhau.
Một nguyên tắc cơ bản khi test các yếu tố trong quảng cáo Facebook: Bạn cần test yếu tố nào, thì các yếu tố còn lại phải được giữ nguyên, không thay đổi.
Ví dụ: Bạn cần test về target của 2 camp A và B, bạn chỉ để phần target của 2 thằng này khác nhau, còn tất cả yếu tố khác phải giống nhau. Có như vậy, bạn mới đảm bảo tính khách quan cho cả 2 chiến dịch đó.
Lời kết
Mình vừa giải thích xong cho bạn 16 thuật ngữ cơ bản và quan trọng bạn cần phải biết khi quảng cáo với Facebook. Việc nắm rõ những thuật ngữ này giúp bạn dễ dàng trong việc tiếp nhận những kiến thức về Facebook, thậm chí giúp bạn nói chuyện “có nghề” hơn khi giao tiếp với các đồng nghiệp chạy quảng cáo.